Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3

    [Review] Hệ điều hành Snow Leopard

    Snow Leopard, thậm chí cái tên dường như vẫn còn như trong lời hứa – mã hệ điều hành họ nhà báo đầu tiên có liên quan đến các phiên bản trước đó của hệ điều hành này và một danh sách hàng tá những tính năng mới đang dường như càng ngày càng tuyệt vời hơn với một bước nhảy vọt về số hiệu của phiên bản. Có lẽ đó là lý do tại sao Apple lại đưa ra cái giá 29$ cho việc nâng cấp. Sự xuất hiện đầy mong đợi ở đây không chỉ là sự hoành tráng với cái giá 129$ như thường lệ cho việc sử dụng hệ điều hành này trước đây.[/B]

    Nhưng ngay chính bên cạnh thông lệ điều chỉnh và hoàn thiện dần của OS X là rất nhiều tính năng tiềm ẩn còn chưa được khám phá ở đây. Nhân hệ điều hành giờ đây là 64 bit, có nghĩa là những ứng dụng có thể định (address) được một lượng lớn dung lượng RAM và các tác vụ khác sẽ chạy nhanh hơn. Trình Finder đã được viết lại toàn bộ ở Cocoa, nơi mà những tín đồ Mac thường phàn nàn ngay từ phiên bản 10.0. QuickTime cũng đã xuất hiện với phiên bản mới với những ảnh hưởng tích cực tới việc trình diễn các tập tin nhạc ở hầu hết mọi mức độ làm việc của hệ thống. Và trên hết, giờ đây Exchange đã được hỗ trợ trong Mail, iCal, Address Book, tạo cho hệ điều hành này có thể tương tác tốt với các mạng khác

    Chỉ một phần nhỏ những công cụ hệ thống có thể thấy được ở đây và một vài những tính năng xuất sắc khác và vì thế, bạn sẽ không nhận biết được nhiều những tính năng mới khi bạn lần đầu tiên khởi động vào phiên bản 10.6. Nhưng theo một cách nào đó có nghĩa là áp lực lại càng đè nặng hơn: Apple đã đưa một vài những tính năng tuyệt vời và một chút gọi là sự táo bạo dần dần vào ngay nhân hệ điều hành để làm nổi bật lên tốc độ, sư ổn định và nếu Báo tuyết không đưa ra được như vậy thì nó sẽ không có cái giá gần 30$... Chẳng có giá trị gì cả. Vì vậy, Apple đã bỏ qua chuyện này?

    Cài đặt

    Đã đủ thú vị, bước cài đặt là một trong những phần của Snow Leopard đem đến sự thú vị khác biệt so với các phiên bản trước của hệ điều hành OS X. Không giống như Microsoft khi cài đặt sạch Windows 7, Apple có một chút hãnh diện ở quá trình cài đặt mới phiên bản 10.6 này với việc nâng cấp ở nơi cài đặt, cách ly những ứng dụng không tương thích và một vài plug-in vào thư mục “các ứng dụng không tương thích” và sẽ đưa bạn ngay đến thư mục lưu trữ mà không cần phải cần sự nỗ lực nào của người sử dụng. Thật là đơn giản, bạn chỉ cần đưa đĩa cài đặt vào khay, khởi động trình cài đặt, nhập password và tiếp tục – chỉ vậy thôi. Thậm chí bạn không cần phải khởi động lại ổ DVD. Tất nhiên, điều đó sẽ làm cho chúng ta một vài điều không thoải mái, ở đây chúng ta luôn chọn “Archive” và “Install” để có được một phiên bản hoàn toàn mới. Một tính năng dường như đã bị bỏ đi là "cold feet". Chúng ta đã được nói đến rằng, những thao tác mặc định ở đây luôn ẩn đằng sau nhưng những dòng thông báo ở dưới cùng lại chỉ ra rằng bạn nên tin vào trình cài đặt hơn so với những gì đã làm trước đó và trong khi chúng ta không gặp một vấn đề lớn nào, sẽ là rất tuyệt vời nếu chúng ta có thể bắt trình cài đặt mới này mà không cần dọn dẹp ổ cứng.

    Trình cài đặt sẽ tự nó thi hành và mất khoảng 45 phút trên hầu hết những chiếc máy mà chúng tôi đã từng thử. Chúng tôi cũng không gặp bất cứ trở ngại nào khi tiến hành với những chiếc máy cổ lỗ sĩ MacBook Pros nhưng lại xảy ra với một trong những chiếc máy ốm yếu iMac đã sử dụng bình thường trên hai năm mà không có nâng cấp phần cứng và khi nó được khởi động lại thì hình ảnh trên màn hình chính được thiết lập về mặc định. Trình System Preferences không xuất hiện ở thanh Apple Menu. Một vài nhầm lẫn khi sử dụng MobileMe và Spotlight bắt đầu chỉ mục lại tất cả những ổ cứng gắn ngoài. Sửa lại những vấn đề này không mất nhiều thời gian lắm nhưng nếu chiếc máy của bạn đã được tác động thì đừng có hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra hoàn hảo.

    Một vài lưu ý nhỏ: Chúng ta được hứa hẹn là sẽ tiết kiệm được 6GB với phiên bản 10.6 và Apple một lần nữa còn hơn là những gì đã đưa ra. Chúng ta có được 10GB cho đến một cách không ngượng mồm là 20GB sau quá trình cài đặt. Rosetta không còn cài đặt mặc định nữa. Driver cho máy in trong quá trình cài đặt thông minh hơn, cài đặt driver chỉ cho những máy in nào đã từng phát hành driver trước đây và máy in sẽ xuất hiện trong mạng nội bộ. Chúng tôi không có ý kiến nào tại sao Apple tiếp tục khăng khăng đòi cài đặt gói dịch thuật ngôn ngữ như mặc định nhưng bây giờ lại nhỏ hơn rất nhiều với 250MB.

    Trên hết, cài đặt Snow Leopard chỉ giống như cài đặt bất kỳ một cập nhật hệ điều hành: làm việc tốt ngoại trừ khi nó không thể. Tiến trình tự nó diễn ra rất tốt (thực ra, Apple đã từng tích hợp để bảo vệ khi bạn gặp bất trắc hoặc nếu nhưng máy tính của bạn chết hoặc giữa đường đứt gánh) nhưng cũng bên cạnh đó thì có vẻ nó hơi đỏng đảnh và bạn phải chuẩn bị ra sau đó để có thể giải quyết được những rắc rối đó. Và nếu bạn không tải lên những công cụ và sự can thiệp vào hệ thống thì có lẽ mọi việc sẽ ổn. Còn nếu bạn không hay nổi cáu thì có lẽ bạn còn có thể làm được nhiều việc khác nữa trong khoảng thời gian nâng cấp này.

    Sự cải thiện về giao diện người dùng

    Dock Expose


    Những phiên bản hệ điều hành trước đó đã mang đến những nét đặc trưng giao diện người dùng (User Interface) như Expose và Dashboard nhưng không có gì là to tát ở Snow Leopard và mặc dù những công cụ tinh chỉnh hệ thống khác tất nhiên được đánh giá cao. Nét đặc trưng lớn nhất chính là Dock Expose, như bạn mong đợi, đơn giản là kết nối từ Expose đến Dock. Nhấn vào một biểu tượng ứng dụng sẽ kích hoạt ứng dụng đó trong một cửa sổ của Expose và nếu bạn kéo thả một tập tin lên trên ứng dụng bạn có thể lựa chọn cửa sổ nào bạn muốn dừng nó lại. Điều đó rõ ràng rất tuyệt. Để hiểu rõ thêm điều này, hãy xem đoạn video dưới đây

    [FLASH]<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/93v-xwUlL5s&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en&feat ure=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/93v-xwUlL5s&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en&feat ure=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>[/FLASH]

    Stack

    Chúng tôi không phải là những người hay sử dụng những tính năng Stack nhưng nó sẽ có thể được dùng nhiều hơn ở phiên bản 10.6 này. Nếu bạn sử dụng dạng lưới để xem (grid view) nay có thêm phần thanh cuộn và hiến tặng thêm khả năng xem trước thư mục giống như ở cửa sổ của Finder. Tất cả những khung nhìn khác đều quan trọng như nhau và cho lý do nào đi chăng nữa, nhấn vào kéo một tập tin vào biểu tượng Stack sẽ không khởi chạy trình Stack nhưng thay vào đó lại khởi chạy cửa sồ Finder. Dưới đây là đoạn video

    [FLASH]<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/bFUV5cf4Lh4&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en& feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/bFUV5cf4Lh4&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en& feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>[/FLASH]

    Những ứng dụng có sự thay đổi đáng kể

    Finder

    Thật khó để có thể diễn tả được những cải tiến ấn tượng ở trình Finder bởi vì không có sự khác biệt nào ở bên ngoài ngoại trừ khả năng xem trước các tập tin và kích thước các biểu tượng. Đủ để nói rằng Cocoa đã viết lại một cách đơn giản và tạo nên một thứ tốt hơn. Mở một thư mục với hàng ngàn mục trong đó diễn ra ngay lập tức và hơn nữa cuộn tới cuộn lui đã nhanh hơn rất nhiều. Kết nối mạng nhanh hơn.

    QuickTime X

    Giống như Finder hay cũng như mọi thứ khác trên Snow Leopard, những thay đổi chính của QuickTime X dường như chỉ tập chung vào giao diện tương tác. Người dùng có thể nhận thấy sự thay đổi lớn về trong giao diện với sự ẩn đi của thanh tiêu đề và dải điều khiển trong khi phát. Nền tảng của QuickTime cũng được viết lại hoàn toàn và dựa trên các nhân tố hiện đại của OS X như OS X Core Video, Core Animation và Core Audio. Điều đó không có nghĩa rằng bạn chỉ có thể phát một bài nhạc MP3 hay chỉ một video đơn duy nhất, nhưng bạn nên nhớ rằng QuickTime còn hơn cả một ứng dụng - đó là một trình đa điều khiển đa phương tiện của OS X. Apple nói rằng, có một số thay đổi đáng chú ý với QuickTime Player: một công cụ ghi âm với cách thể hiện trên màn hình hoàn toàn mới (chúng tôi thực hiện tất cả các video trong bài đăng này bằng QuickTime), bạn có thể ghi ra bằng phần mềm tích hợp sẵn iSight và bên cạnh đó còn có một công cụ video như iPhone 3GS để có thể biên tập một cách nhanh chóng.

    Tiêu đề hào nhoáng có thể là lý do cho một cái giá quá đỗi đối với một số người trong chúng ta - ít nhất ở cái nhìn thoáng qua đầu tiên. QuickTime Player X đã chắc chắn chào đón thêm một số tùy chọn mới, nhưng đối với người dùng QuickTime 7 Pro, điều đó gặp một chút bối rối. Nếu bạn đã có phiên bản Pro trên hệ thống và thực hiện cài đặt Snow Leopard, bạn sẽ có kết quả với QuickTime tiêu chuẩn mới và có nghĩa là rất nhiều những gì bạn đang sử dụng để sẽ bị mất. Thậm chí còn không có các hộp thoại như ngày xưa nữa, vậy thì bây giờ hãy nói lời tạm biệt để có thể trình diễn các đoạn phim trên một màn hình khác hoặc có thể chọn một thiết lập mặc định cho chế độ toàn màn hình. Thay đổi này cũng có nghĩa là bạn không thể nào sửa đổi tính năng “quick dirty” bằng cách sử dụng lệnh copy và paste nữa (thói quen của các biên tập viên Engadget), và các tùy chọn để xuất ra (export) được tinh giảm để có thể trình diễn tốt trên iPhone, iPod, Apple TV, MobileMe, và YouTube.

    Hơn hết, một số ứng dụng phụ thuộc vào QuickTime có vẻ như cần phải được viết lại để làm việc một cách chính xác, bởi chúng tôi không thể có được chức năng Turbo.264 HD, và với các chương trình khác chúng tôi đã thử qua dường như nhấn mạnh một cách tương tự nhau. QuickTime dường như cũng tương tự như vậy. Còn những bản thu âm màn hình? Chúng đang được mã hóa với một số kết hợp âm thanh của bộ H.264 và AAC khiến chúng phát không được tốt với chương trình Viddler và trình tải video lên Youtube từ chối tải lên khi sử dụng Snow Leopard (chúng tôi đã gặp một số lỗi của máy chủ), vì vậy chúng tôi đã hoàn tất công việc này từ một máy tính Windows. Điều đó có thể không phải là xảy ra cho tất cả mọi trường hợp, nhưng không may mắn là nó đã xảy ra với chúng tôi.

    Điều này sẽ không phải là một vấn đề quá lớn đối với những người gắn bó với các chức năng cơ bản của QuickTime, nhưng đối với những người đã trở nên quen thuộc với Pro, nó ít nhiều có thể là một cú sốc. Điều thú vị, Apple cho biết rằng bạn có thể cài đặt lại QuickTime 7 Pro từ đĩa Snow Leopard (và từ thư mục Utilities của bạn), chỉ e là bạn sẽ dễ gặp phải lỗi (chúng tôi đã gặp phải đối với vài hệ thống).

    [FLASH]<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/Kxy7kkQZlWk&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en& feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/Kxy7kkQZlWk&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en& feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>[/FLASH]​
    (còn tiếp...)

    theo Apple9.com








  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Safari 4

    Nếu bạn có dự định nâng cấp lên Snow Leopard vào một ngày nào đó thì bạn có thể dùng Safari 4 vì nó đã được tích hợp sẵn. Khác với Safari 4 trên Leopard, Windows hay Tiger, Safari trên Snow Leopard 10.6 hoàn toàn khác. Với điện toán 64-bit, Safari sẽ chạy nhanh hơn gấp đôi (theo như quảng cáo của Apple), Javescript và Plug-ins sẽ được chạy riêng biệt, giảm thiểu khả năng xung đột giữa các plug-in. Nếu plug-in Flash bị xung đột thì plug-in ấy cũng không gây ảnh hưởng cho toàn bộ các ứng dụng khác đang chạy nhưng buồn thay, chúng tôi chưa có khả năng để kiểm chứng điều đó và có thể cho lần đầu tiên này chúng tôi đã không thể kiểm soát được trình duyệt

    Exchange

    Dù có đo đếm như thế nào đi chăng nữa thì tính năng quan trọng nhất về mạng trong Snow Leopard đã được tích hợp khả năng hỗ trợ cho Microsoft Exchange ở Mail, Address Book và iCal. Từ khi chúng tôi không phải là những người sử dụng nhiều tính năng Exchange, chúng tôi không đi quá sâu vào vấn đề đó. Trong một vài thử nghiệm nhanh, chúng tôi đã tìm thấy trình cài đặt đơn giản hơn và sự tích hợp đến nay đã hoàn thiện hơn. Thật khó nhận ra được mức độ tốt như thế nào khi Snow Leopard được tích hợp với Exchange và xem chính xác tại sao Microsoft lại quyết định khai tử Entourage và mang một phiên bản thích hợp của Outlook vào trong Mac, nhưng điều đó không xảy ra trong thời gian dài cho đến khi chúng ta nghĩ rằng người sử dụng hệ điều hành OS X cần Exchange sẽ rất hạnh phúc.

    Khả năng tương thích

    Đây là chỗ mà hệ điều hành này còn có một chút biến động và cần hoàn thiện hơn nữa. Mặc dù Snow Leopard có vẻ được xem như là sự đánh bóng và hoàn thiện trên dòng Leopard. Hàng loạt những thay đổi trong phiên bản có thể giống như sự gián đoạn hoạt động, phá vỡ hoặc ít nhất là không làm việc được như mong muốn. Chẳng hạn, với công đoạn cài đặt, nếu bạn chạy trên những gì đang có sẵn trong hệ thống, bạn sẽ chẳng gặp bất cứ trở ngại nào. Nhưng nếu bạn có một cách cài đặt chẳng hạn như đã có một chút can thiệp thì có lẽ bạn sẽ gặp phải một số vấn đề.

    Hạn chế lớn nhất về tương thích có lẽ là các Input Manager Plug-in trong các ứng dụng 64 bit, điều đó có nghĩa là những gì tương tự như Unsanity's Application Enhancer và các Plug-in của Safari như 1Password và Glims sẽ không hoạt động được bây giờ (hoặc chí ít là làm việc không được tốt). Input Manager có một lịch sử lâu đời và một nhận xét không mấy tốt từ những người sử dụng. Những phàn nàn của họ tập trung vào những can thiệp không ổn định đã được tích hợp và gây ra những lỗ hổng an ninh cho hệ điều hành. Nhưng hiện nay chúng đã được giải quyết. Chỉ còn duy nhất một thứ để lo lắng, đó là làm sao để thay thế được tất cả những tiện ích và ứng dụng mà chúng phụ thuộc vào Input Manager. Nhà phát triển 1Password đã thử nghiệm ở phiên bản 10.6 nhưng chúng tôi không có ý kiến gì.

    Nếu bạn có một vài thứ liên quan đến Input Manager và mặc dù đó là những ý kiến tồi tệ nhưng chúng tôi chắc chắn những gì bạn làm vì thế chúng tôi khuyên bạn không nên cập nhật nó cho phiên bản 10.6 này. Chúng tôi đã thấy được sự lập dị ở Safari (như ảnh trên) khi chúng tôi ép Safari trở về chế độ 32 bit để chạy 1Password

    Chúng tôi cũng thông báo những vấn đề với những ứng dụng cũ còn đó như Growl, GrabUp and Skitch. Những ứng dụng này sẽ bám chặt vào các ứng dụng khác và dường như là để khởi chạy dưới chế độ 64 bit. Mặc dù chúng tôi có thể chạy chúng trong chế độ 32 bit, không có gì dường như là làm việc chính xác cả và chúng tôi còn quả quyết rằng chúng tôi đã phát hiện ra Growl đang cuốn đi hàng tấn dung lượng Ram còn lại khi chúng tôi không để ý đến. Chúng tôi cũng đã gặp vấn đề với Sprint Novatel U727 3G, mặc dù là Verizon Card vẫn bình thường. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định rằng chúng đều sẽ cập nhật nhưng nếu bạn thấy như chúng tôi sự đơn phương độc mã khẳng định là nếu bạn nổi cáu ở bất kỳ thời điểm nào cũng đủ để chúng tôi quan tâm đến việc chờ đợi sự nâng cấp một vài chiếc máy khác.

    Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy được một vài khe hở trong hệ thống. Trên chiếc 17" unibody, chúng tôi đã thiết lập từng bước một nhưng Wifi lại biến mất mà không hiểu tại sao và vẫn chưa bắt chúng làm việc lại được. Trên chiếc 15” thế hệ cũ hơn MacBook Pro (3,1), Spotlight sẽ trả về kết quả tìm kiếm ở cửa sổ đổ xuống (pop dropdown). Còn kết quả trả về ở cửa sổ Finder thì lại rỗng. Bực mình hơn nữa, trên 2 model mới hơn, chúng tôi đã thử, Safari đã đổ vỡ, không hoạt động được dẫn đến phải khởi động lại khi chúng tôi chạy ở chế độ 32 bit. Có nghĩa là thậm chí những cách giải quyết khác của Apple dường như không ..............…làm việc được.

    Đó là những tin xấu. Tin tốt là hầu hết các ứng dụng thông thường không Plug-in, không cần Framework của các hãng thứ ba, các ứng dụng không bị can thiệp thì lại làm việc tốt. Office, Photoshop CS3 and CS4, Tweetie, Firefox 3.5, Ableton, Fluid…..bạn có thể gọi chúng là gì đi nữa, chúng vẫn hoạt động tốt mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Giống như chúng tôi vừa nói đến nếu bạn đang chạy những gì có sẵn trên hệ thống, bạn sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào, chúng tôi nhắm tới những gói thiết bị đã can thiệp phần cứng để tăng tốc thật sự cho “WorkFlow” và đó là những món đồ sẽ không hoạt động trong Snow Leopard.

    Tăng tốc toàn diện và ổn định

    Ngoại trừ khả năng tương thích, chúng tôi phát hiện ra Snow Leopard chỉ thêm sự ổn định và thoải mái so với những khó chịu từ Leopard. Đó là chiếc iMac ốm yếu mà chúng tôi cài đặt dường như hoạt động tốt hơn (nhanh hơn) chút ít và trong khi chúng tôi không nghĩ rằng bất kỳ thứ gì tạo cho FireFox ổn định một cách hoàn hảo, chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi chưa trải qua nhiều như là sự phập phồng như những quả bóng hoặc khó chịu như chạy trên 10.6. Vậy thì vâng, mọi thứ dường như nhanh hơn, ổn định và tin cậy hơn và trình Finder mới ngày càng hữu ích hơn.

    Như đã kiểm tra bởi Xbench, Snow Leopard tác động đến các máy Mac một chút khác biệt nhưng các kết quả cơ bản là giống nhau. Hiệu suất CPU tăng lên không đáng kể trong khi những Card màn hình thì ngược lại. Hiệu suất của OpenGI nói riêng đã tạo ra một điểm nhấn lớn. Chúng tôi không chắc chắn nếu nó có liên quan đến phiên bản của Xbench không làm việc được tốt với Snow Leopard hoặc một vài lý do tương tự như chúng tôi không cảnh báo bất kỳ một sự chậm hơn nào của hệ thống. Chúng tôi cũng không đi sâu vào Benchmark vì thế chúng tôi sẽ đợi một vài điểm khác để bật lại những gì đã nêu ra trước khi bạn tham gia vào cuộc đua với trận đánh của những người ham mê Snow Leopard và ngay bây giờ chỉ cần biết rằng Snow Leopard cảm thấy một chút “mốt hơn” so với Leopard

    Tổng kết

    Đây là những gì về Snow Leopard, một sự thật không thể lờ đi được đã treo trên đầu chúng tôi như thể chúng tôi đã chạy những thử nghiệm này và chụp một vài bức ảnh và đưa ra cái giá chỉ 30$. 30$ nếu bạn là người sử dụng Leopard, bạn không có lý do gì để không nâng cấp lên 10.6. Trừ khi bằng cách này hay cách khác, bạn xây dựng một phiên bản với sự can thiệp của riêng mình (trong trường hợp này hãy vui vẻ với phiên bản 10.5 cả đời nhé) chắc chắn rồi, có thể phải đợi một vài tuần cho một vài thứ như Growl và Menu Meter cập nhật và nếu “cần câu cơm” của bạn phụ thuộc vào QuickTime thì bạn sẽ phải muốn tránh xa. Nhưng cho những người khác thì tất cả những can thiệp nhỏ và những tính năng thêm vào 10.6 thường là hài lòng hơn so với lần uống rượu gần đây nhất ở quán bar. Chúng tôi đoán rằng sự hỗ trợ Exchange sẽ nhắm trúng vào nhu cầu của rất nhiều người. Nếu bạn vẫn đang xài Tiger, bạn sẽ phải quyết định đâu là phương án tôi ưu nhưng nếu bạn quyết định dùng tiền đó, bạn sẽ tìm ra được rất nhiều kinh nghiệm cho việc sử dụng Mac với sự thay đổi một cách đột ngột này so với lần nâng cấp gần đây nhất

    theo Apple9.com

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    3
    Mình thích cái Quicktime X. Nói chung là mong chờ Lion sẽ có bước đột phá mới.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Hình die xạch @@

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    46
    Trích dẫn Gửi bởi 0chuchaboi0
    Hình die xạch @@
    Bài quá cũ rồi đọc chi nữa


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Lên trên